Không khí Hà Nội liên tiếp ở ngưỡng không an toàn
- Trang chủ
- Tin tức
- Không khí Hà Nội liên tiếp ở ngưỡng không an toàn
Không khí Hà Nội liên tiếp ở ngưỡng không an toàn
03/14/2017 14:38:00 / Đăng bởi Vũ Quốc Tuấn / (2) Bình luận
Nhịp sống hiện đại đi đôi với sự phát triển của khoa học công nghệ, song song với nó là vấn đề ô nhiễm không khí. Vấn nạn này đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, đe dọa đến sức khỏe và cuộc sống của con người.
Mức độ nito dioxit cao trong không khí là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về tim và phổi, góp phần vào cái chết sớm của hơn 40.000 người Anh mỗi năm. Năm 1952, tại London, khói bụi dày đặc như sương mù trong 4 ngày đã giết chết khoảng 12.000 người. Cuộc khủng hoảng này đã đưa chúng ta đến một nhận thức mới về mức độ nguy hiểm của ô nhiễm không khí và sự cần thiết phải bảo vệ không khí.
Tại Việt Nam, từ ngày 7 đến 13/3, chỉ số không khí ở nhiều khu vực tại Hà Nội luôn nằm ở mức kém và xấu. Các chuyên gia khuyến cáo người dân nên ở trong nhà.
Vấn đề nằm ở chất lượng không khí
Ô nhiễm không khí gây ra cái chết sớm cho hơn 3 triệu người trong năm 2012, chủ yếu tại các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tin rằng, nếu chúng ta giảm bớt được ô nhiễm không khí, nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đột quỵ, ung thư phổi, hen suyễn và các bệnh đường hô hấp khác cũng sẽ giảm theo.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Hoàng gia London (KCL) đã xác nhận, sự gia tăng các loại không khí độc hại từ giao thông và sự đốt cháy công nghiệp làm gia tăng nguy cơ tử vong do các bệnh về tim và phổi ở cả người lớn và trẻ nhỏ.
Năm 2014, chỉ có 8% dân số thế giới sống ở khu vực đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng không khí của WHO. Như vậy, phần lớn chúng ta đang sống ở khu vực không đạt tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, tình hình này có thể thay đổi. Theo Bộ Môi trường Anh, từ năm 1970 đến 2015, đã có sự giảm các chất ô nhiễm trong không khí như ammonia, oxit nitơ, mê tan, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, các hạt vật chất và lưu huỳnh dioxit.
Ô nhiễm không khí là gì?
Ô nhiễm không khí có thể xảy ra cả trong nhà và ngoài trời. Có 4 chất chính gây ô nhiễm không khí bao gồm: các hạt vật chất (PM), ozone, nito dioxit, lưu huỳnh dioxit. Những chất này sẽ gây ô nhiễm không khí khi có hàm lượng vượt quá mức quy định của WHO.
Các hạt vật chất (PM) khi tiếp xúc với các hạt rắn và chất lỏng lơ lửng trong không khí sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người hơn bất cứ chất ô nhiễm nào khác. Năm 2012, khoảng 37.800 trường hợp đã tử vong do PM tiếp xúc, so với khoảng 14.100 trường hợp do nhiễm nito dioxit.
Khác với ozone trong khí quyển, ozone ở mặt đất là hình thức ánh sáng mặt trời phản ứng với các chất ô nhiễm. Vì vậy, mức ozone cao xảy ra khi nắng nóng có thể gây ra các cơn hen suyễn và các vấn đề hô hấp ở người nhạy cảm.
Nito dioxit là sản phẩm của quá trình đốt cháy nhiên liệu, có tác động tiêu cực đến chức năng của phổi, đặc biệt ở trẻ em mắc bệnh hen suyễn.
Lưu huỳnh dioxit là chất khí không màu thoát ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch có chứa lưu huỳnh để tạo ra nhiệt và năng lượng. Nồng độ lưu huỳnh dioxit cao trong không khí sẽ gây kích ứng mắt, khó thở và tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Ô nhiễm không khí trong nhà
Ô nhiễm không khí trong nhà là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho hơn 3 tỷ người trên toàn cầu, đặc biệt ở những gia đình có thói quen sử dụng các nguyên liệu rắn như gỗ và than củi để nấu ăn và sưởi ấm nhưng nhà không thông khí, do khói từ gỗ và than củi đốt cháy có nồng độ PM cao hơn rất nhiều.
Nguy cơ đối với trẻ nhỏ
Theo một báo cáo từ Đại học California (UCLA), ô nhiễm không khí có tác động đáng kể đến quá trình mang thai cũng như sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Phụ nữ mang thai nên tránh tiếp xúc với khói bụi, lò đốt. Vào những ngày ô nhiễm không khí đạt mức cao, tốt nhất bạn nên cho con cái ở trong nhà hoặc những nơi có không khí trong lành.
Chúng ta cần làm gì?
Cơ quan Chỉ số Chất lượng Không khí Hàng ngày (Daqi) đưa ra tư vấn: “Ô nhiễm không khí gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta không cần phải thực hiện những thay đổi lớn trong cuộc sống để tránh nó. Chúng ta không cần tránh đi ra ngoài”.
Tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm và tình trạng sức khỏe mà chúng ta có những biện pháp phòng tránh khác nhau. Ví dụ, vào những ngày có mức độ ô nhiễm cao, những người có vấn đề về tim và phổi nên tránh các hoạt động thể chất nặng, những người bị hen suyễn nên sử dụng ống hít thường xuyên hơn. Kể cả với những người bình thường, khi có dấu hiệu ho và đau họng, nên giảm cường độ lao động thể chất.
Ngoài những biện pháp vĩ mô về hạ tầng giao thông và công nghiệp, mỗi con người chúng ta cũng có thể góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí bằng cách trông thêm nhiều cây xanh, sử dụng các phương tiện giao thông công cộng cũng như tự bảo vệ môi trường sinh thái xung quanh mình.
Tin tức mới nhất
-
Phòng chống bụi mịn bằng giải pháp công nghệ
01/17/2020 17:35:00
-
Ô nhiễm không khí có thể gây ra những bệnh nguy hiểm nào?
01/15/2020 11:49:24
-
Bụi mịn tàn phá cơ thể nặng nề ra sao?
01/14/2020 15:31:43
-
Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ CÓ KHIẾN DA BỊ TỔN THƯƠNG KHÔNG?
01/04/2020 00:05:00
Bình luận:
tulgews
10/22/2022 18:02:19how long for lasix to work non CoQ10 are administered, at least three of the chemotherapeutic agents are administered at a dose that is lower than the standard dosage of the chemotherapeutic agents for a particular oncological disorder
Fautuania
03/26/2022 08:35:17Ohzscv https://oscialipop.com - generic cialis from india Science Society Picture Library Science Museum. Cialis Xtkjvm Any change in a nevus is concerning because it may indicate malignancy or malignant transformation. https://oscialipop.com - Cialis